Bảy cách học tiếng Anh khi không có Internet
Không có Internet, bạn vẫn có thể học tiếng Anh thông qua trò chơi, gặp gỡ nhóm, ghi nhật ký từ vựng hay tận dụng chế độ offline trên các ứng dụng tiếng Anh.
1. Ghi nhật ký từ vựng
Đây là kỹ năng học ngoại tuyến (offline) cho những ai đang đến thăm hoặc học tập ở quốc gia nói tiếng Anh. Với nhật ký từ vựng, bạn có thể biến những trải nghiệm hàng ngày thành cơ hội học ngôn ngữ.
Mỗi ngày, bạn sẽ gặp những từ vựng không quen thuộc. Hãy tập viết nhanh từ hoặc cụm từ vào sổ tay nhỏ. Sau đó, vào mỗi buổi tối, hãy dành thời gian tra cứu định nghĩa của chúng, ghi lại vào trong sổ tay đó. Có nghiên cứu chỉ ra rằng hành động viết một cái gì đó giúp chúng ta nhớ nó. Vì vậy, nhật ký từ vựng sẽ giúp bạn nhanh chóng nhớ từ mới. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp bạn có cuốn từ điển được cá nhân hóa với những từ vựng phù hợp với trải nghiệm của bạn.
Bạn cũng có thể thực hành thêm bằng cách tạo các thẻ từ vựng (flashcard).
2. Tận dụng chế độ học offline trên các ứng dụng online
Nếu thích sử dụng các ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến, bạn có thể tận dụng chế độ ngoại tuyến. Các ứng dụng có sẵn chế độ này thường cho phép bạn nghe bài học, câu chuyện hoặc hội thoại âm thanh ngay cả khi không kết nối với Internet. Bạn có thể sử dụng khi đi dạo hoặc đi làm.
Ví dụ, Duolingo cung cấp chế độ học tập ngoại tuyến vào năm 2013 với hầu hết các chức năng không cần kết nối Internet. Trang web và ứng dụng học tập 50Languages cung cấp các tệp âm thanh MP3 có thể tải xuống và chia sẻ trên mọi thiết bị. FluentU cung cấp các đoạn hội thoại âm thanh để nghe ngoại tuyến.
3. Gặp gỡ nhóm và trò chuyện
Thông thường, nỗi sợ hãi, bối rối ngăn cản chúng ta sử dụng ngôn ngữ mới trong các tình huống thực tế. Trong khi các tình huống đó lại đem đến những hiệu quả và ý nghĩa to lớn cho việc học bởi bất kỳ cụm từ mới nào đều được kết nối với một tình huống hoặc ngữ cảnh có liên quan đến cuộc sống. Vì vậy, hãy vượt qua nỗi sợ hãi, xấu hổ để tham gia các nhóm trò chuyện, nơi bạn có thể tương tác với những người khác cũng đang mắc lỗi và học hỏi từ họ.
Bạn có thể tìm thấy các nhóm hội thoại tiếng Anh ở thư viện công cộng, hoặc tìm kiếm trước trên mạng xã hội về các sự kiện gặp mặt trò chuyện bằng tiếng Anh. Tất nhiên, bạn cũng có thể tạo nhóm của riêng mình. Nếu không chắc nên nói về điều gì, hãy bắt đầu với một vài chủ đề trò chuyện nhỏ, đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê gia sư hoặc tham gia lớp học nếu có điều kiện.
4. Đọc sách tiếng Anh thường xuyên
Dành thời gian để đọc một cuốn sách thực sự, không chỉ là bài đăng trên mạng xã hội hay báo mạng. Đọc toàn bộ cuốn sách tiếng Anh sẽ giúp tăng sức chịu đựng của bạn. Nói cách khác, bạn sẽ không dễ bị choáng ngợp, mệt mỏi vào lần tiếp theo khi thử đọc bằng tiếng Anh. Điều này rất quan trọng nếu bạn dự định học tiếng Anh trong môi trường học thuật.
Bạn có thể tăng động lực của mình bằng những tài liệu thú vị, vui nhộn, phù hợp với sở thích, đồng thời củng cố việc học bằng cách đánh dấu từ vựng chưa biết, lập danh sách từ đó. Bạn có thể đưa hoạt động này lên cấp độ cao hơn bằng cách thành lập nhóm, câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh với những người khác để duy trì động lực.
5. Tham quan bảo tàng
Dù ở đâu, các bảo tàng thường có thông tin được cung cấp bằng tiếng Anh. Bạn có thể thách thức bản thân bằng cách đọc mô tả tiếng Anh. Chúng thường được viết theo cách dễ tiếp cận, dễ hiểu nên được coi là tài nguyên tốt cho người học. Hơn nữa, hướng dẫn bằng tiếng Anh trong viện bảo tàng thường có phần bằng tiếng bản ngữ theo cùng. Vì vậy, bạn có thể so sánh xem mình đã đúng hay sai bằng ngôn ngữ của bạn bất cứ lúc nào. Các hình ảnh và ví dụ thực tế cũng sẽ giúp bạn biết mình hiểu được bao nhiêu.
6. Tải nhạc tiếng Anh để nghe ngoại tuyến
Có rất nhiều bài hát tiếng Anh tốt cho việc học tiếng Anh, trong khi âm nhạc là cách hiệu quả để học vì kết hợp từ vựng với giai điệu quen thuộc có thể giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn. Vậy tại sao bạn không thử cách này?
Nghe đi nghe lại một bài hát cũng làm cho bài đó thành nguồn tốt để thực hành từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp cụ thể.
7. Chơi Board Game
Board Game là trò chơi cờ bàn mà người chơi tương tác với nhau thông qua một bàn cờ và chơi theo quy luật nào đó. Có trò thiên về chiến thuật, có trò thiên về sự may mắn của người chơi. Nó tạo ra môi trường giúp bạn có thể tập trung vào từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cụ thể bởi những cụm từ chính cần được lặp lại trong suốt trò chơi.
Nếu đã có một trò chơi yêu thích, hãy thử thách bản thân và một vài người bạn chơi nó bằng tiếng Anh.
Dương Tâm (Theo FluentU)
[ad_2]
Đọc bài gốc tại đây.
Hãy cập nhập Hội thảo giáo dục thường xuyên để đọc những tin tức mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng và và các tin tức về giáo dục mà bạn yêu thích.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.