Dạy trẻ tư duy độc lập
Theo Claire Lerner, chuyên gia giáo dục Mỹ, quá trình dạy khả năng tư duy độc lập bắt đầu ngay từ khi trẻ sinh ra, với nhiều bước quan trọng.
Hầu hết phụ huynh muốn nuôi dạy con mình trở thành người tư duy độc lập, hiểu những gì mình mong muốn và có khả năng xử lý các vấn đề của bản thân. Tuy nhiên, đây không phải kỹ năng trẻ có thể học được ở trường. Lerner gợi ý những cách dạy trẻ tư duy độc lập trong cuộc sống.
Để trẻ tự trải nghiệm
Khi trẻ gặp rắc rối, kể cả những việc nhỏ như không thể hoàn thiện mô hình lắp ghép hay không giải được bài toán khó, bạn thường có xu hướng giúp đỡ trẻ xử lý một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, điều này không hẳn ảnh hưởng tốt đến khả năng tư duy độc lập của trẻ khi lớn lên.
Tiến sĩ Stephanie Irby Coard, Đại học North Carolina Greensboro, Mỹ, nói: “Việc dạy trẻ suy nghĩ độc lập bắt đầu từ những năm tháng đầu tiên và quá trình này dần thay đổi khi trẻ lớn hơn”. Tương đồng với ý kiến của chuyên gia Lerner, tiến sĩ Coard cho rằng quá trình dạy trẻ tư duy độc lập nên bắt đầu sớm. Bạn nên để trẻ tự giải quyết các vấn đề, kể cả khi còn rất nhỏ. Bạn chỉ nên đưa ra một vài gợi ý, chỉ dẫn để giúp quá trình này vận hành một cách trơn tru.
Trở thành hình mẫu
Theo tiến sĩ Coard, bạn có thể trở thành hình mẫu cho trẻ trong việc tư duy độc lập bằng cách giải thích quá trình tư duy của bản thân. Khi trẻ hiểu cách người lớn suy nghĩ về các vấn đề xã hội, tài chính, hay định hướng tương lai, chúng có thể hiểu các bước tư duy, qua đó mô phỏng cách thức này. Dần dần, trẻ sẽ tự xây dựng được khả năng tư duy của bản thân cho các vấn đề tương đồng, dần dần cho cả những vấn đề mới trong cuộc sống.
Lắng nghe
Sự lắng nghe của bạn là bước quan trọng trong quá trình trưởng thành về tư duy của trẻ. “Trẻ cần xây dựng sự tự tin trong suy nghĩ để đưa ra quyết định cho bản thân”, tiến sĩ Coard nói. Bạn chỉ nên đưa ra ý kiến sau khi lắng nghe những gì trẻ muốn chia sẻ, từ đó giúp trẻ tư duy đúng đắn, hiệu quả hơn. Cho dù điều này đi ngược lại so với bản năng giúp đỡ ngay lập tức của phụ huynh, việc lắng nghe sẽ giúp trẻ học được nhiều hơn, qua đó trưởng thành nhanh hơn.
Thử thách
Việc khen ngợi trẻ có thể đem đến hiệu quả tích cực, nhưng đôi khi thứ trẻ cần là thử thách từ bạn, qua đó giúp trẻ xây dựng quyết tâm trong cuộc sống.
Với những trẻ lớn hơn, bạn nên cổ vũ tự suy nghĩ hay ghi chú quá trình suy nghĩ của bản thân. Bạn có thể đưa trẻ vào những hoàn cảnh xã hội giả tưởng, hỏi sẽ làm thế nào nếu ở trong hoàn cảnh đó. Để trẻ suy nghĩ rõ ràng hơn về mục đích và kết quả mong muốn của hành động, bạn cần hỏi “tại sao” một cách kỹ càng, đưa thêm gợi ý để trẻ hiểu rõ hơn về bản thân. Ngoài ra, bạn nên tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa về thuyết trình, tranh luận, qua đó giúp trẻ xây dựng sự tự tin từ trong suy nghĩ.
Để trẻ mắc sai lầm
Giống như người lớn, không phải lúc nào trẻ cũng đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, bạn nên giúp trẻ hiểu rằng quyết định sai lầm một cách vô tình hay do thiếu hiểu biết không quan trọng bằng việc chúng cần cố gắng để cải thiện bản thân trong tương lai. “Trẻ nên được thảo luận với người lớn về các sai lầm bản thân đã mắc phải, qua đó học cách đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong tương lai”, tiến sĩ Coard nói.
Thanh Hằng (Theo Parents)
[ad_2]
Đọc bài gốc tại đây.
Hãy cập nhập Hội thảo giáo dục thường xuyên để đọc những tin tức mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng và và các tin tức về giáo dục mà bạn yêu thích.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.