Hiệu trưởng trường ĐH danh tiếng nhất châu Á chỉ ra 3 kiểu trẻ em nhìn rất thông minh nhưng lớn lên khó thành tài
Sinh con thì dễ, nuôi con mới khó, điều này các bậc cha mẹ nào cũng công nhận, bởi ai cũng gặp phải những vấn đề khác nhau trong việc nuôi dạy con cái.
Ông Khâu Dũng, hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng, hiện nay các bậc cha mẹ rất chú tâm trong việc nuôi dạy con. Ngoài việc dạy theo bản năng, không ít cha mẹ chịu khó học hỏi và áp dụng các phương pháp giáo dục để mong con có cuộc sống giỏi giang, thành tài.
Thế nhưng thực tế, khi trẻ lớn lên thì các vấn đề mới dần dần lộ ra. Ông cho biết, một số trẻ có học lực giỏi, trông rất thông minh nhưng khi lớn lên lại kém hơn những trẻ khác. Các em khá buồn tẻ và dễ bị xã hội đào thải sớm.
Ví dụ như câu chuyện sau đây. Con trai của gia đình anh Tùng năm nay đã 20 tuổi. Phải mất hai năm liên tiếp cậu bé mới vượt qua kỳ thi để ghi danh vào trường đại học yêu thích và thuộc top trường tốt nhất cả nước. Anh Tùng ban đầu nghĩ rằng dù mới đầu gặp phải khó khăn nhưng sau này con anh nhất định sẽ ngày càng giỏi hơn. Nhưng anh không ngờ rằng con mình lại bị giáo viên trong trường này thuyết phục bảo lưu.
Lúc đầu, anh Tùng nghĩ rằng đó là do học lực của con không tốt và các môn học có kết quả không đạt. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện anh mới biết con trai rất kém trong giao tiếp với bạn học và thường có một số hành vi quá khích.
Nhiều bạn học đã phàn nàn với giáo viên rằng con trai anh không tự lo được trong cuộc sống, phòng ngủ thì rất bẩn. Vì vậy, giáo viên đề nghị cho con anh về nhà rèn luyện một số kỹ năng chăm sóc bản thân trước khi đi học lại.
Anh Tùng chỉ nhớ rằng, trước khi con vào đại học, tất cả quần áo đều do mẹ giặt. Gia đình yêu cầu con chăm chỉ học hành và không cho phép con tham gia vào bất cứ việc gì ở nhà. Vợ chồng anh chưa từng coi trọng việc dạy dỗ con biết tự chăm sóc bản thân. Vì vậy, thấy vấn đề con gặp phải, anh tự trách là do sai lầm trong cách giáo dục của mình.
Qua đó, hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa cho biết, nếu trẻ có 3 biểu hiện dưới đây, chứng tỏ cách giáo dục của phụ huynh có vấn đề và cần phải chấn chỉnh kịp thời.
1. Những đứa trẻ ngoan ngoãn và khuôn phép
Biết cư xử đúng mực luôn là tiêu chuẩn của một đứa trẻ ngoan. Và tất cả các bậc cha mẹ đều tin rằng nếu con ngoan thì cha mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Nhưng điều đó chỉ hợp lý khi trẻ còn nhỏ. Khi lớn lên, đứa trẻ ngoan ngoãn, khuôn phép lại thường không có chính kiến và ý tưởng riêng của mình. Chúng cũng không bao giờ bày tỏ ý kiến của mình mà đều theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Những đứa trẻ như vậy thể hiện rất tốt trước mặt cha mẹ, nhưng nếu tiếp xúc và giao tiếp với người khác, chúng sẽ gặp nhiều rắc rối. Đặc biệt khi đứa trẻ ấy lớn lên đi làm sẽ chỉ biết lắng nghe ý kiến của người khác và trở thành một kẻ tầm thường, thậm chí bị coi thường.
2. Học lực giỏi nhưng không thể tự lo cho bản thân
Nhiều bậc phụ huynh đặt kết quả học tập lên hàng đầu khi con đi học, vì vậy không cần con tham gia vào bất cứ việc gì ở nhà. Miễn sao học lực của con thuộc loại tốt nhất thì trong mắt cha mẹ chúng là đứa con ngoan nhất.
Trên thực tế, sự phát triển của trẻ phải toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, nghệ thuật và chỉ như vậy trẻ mới có thể hòa nhập xã hội, sinh hoạt tập thể tốt hơn.
3. Trẻ “mồm miệng đỡ tay chân”
“Mẹ, mẹ dọn phòng vất vả lắm, con giúp mẹ nhé”… Một số trẻ sẽ nói những điều này khi thấy bố mẹ làm việc nhà. Thế nhưng trẻ nói muốn giúp nhưng chỉ nói trong miệng. Chúng không bao giờ thực sự làm những việc chúng nói.
Những đứa trẻ như vậy có thể ở nhà sẽ được cha mẹ thấy “mát lòng, mát dạ” mà cưng chiều, nhưng nếu bước ra xã hội sẽ bị người khác khó chịu, ghét bỏ. Không phải ai cũng sẽ tình nguyện giúp chúng làm mọi việc khi chúng chỉ biết nói suông. Chúng có thể bị nhìn nhận là những người chỉ biết xu nịnh, không có khả năng thật sự.
Vậy đứa trẻ thế nào là đứa trẻ xuất sắc? Cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào?
1. Phải trau dồi khả năng tự chăm sóc của trẻ
Con cái phải có khả năng tự lo cho bản thân. Dù sớm hay muộn, con cái cũng sẽ rời xa cha mẹ, một mình bươn trải xã hội, tự lập gia đình nên nhất định phải có khả năng tự lo cho bản thân.
2. Cha mẹ phải tôn trọng và khuyến khích con cái
Con cái cũng có những sở thích riêng nên cha mẹ không có quyền tước đoạt nhu cầu của con. Ngoài ra, cha mẹ cũng không thể áp đặt ý kiến của mình lên con cái mà phải tôn trọng sự lựa chọn của con.
Theo Sohu
[ad_2]
Đọc bài gốc tại đây.
Hãy cập nhập Hội thảo giáo dục thường xuyên để đọc những tin tức mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng và và các tin tức về giáo dục mà bạn yêu thích.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.