Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển và dễ làm… giàu

Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển và dễ làm… giàu

[ad_1]

Nếu nói về một ngành nghề mà độ hot hay sự hấp dẫn của nó chưa bao giờ “hạ nhiệt”, chắc chắn không thể bỏ qua nhóm ngành Công nghệ thông tin. Trong đó, Ngành Kỹ thuật phần mềm là một trong những con đường phát triển sự nghiệp hàng đầu khi nhắc đến lĩnh vực này.

Theo TopTenReviews.com, kỹ thuật phần mềm được đánh giá tốt nhất trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) với các tiêu chí: Thu nhập (10/10), cơ hội việc làm (10/10), môi trường làm việc (10/10).

Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển, dễ làm... giàu - Ảnh 1.

Sức hút của ngành Kỹ thuật phần mềm chưa bao giờ hạ nhiệt.

Kỹ thuật phần mềm nhằm đào tạo những người thiết kế và định hướng sự phát triển của phần mềm máy tính để cuộc sống dễ dàng hơn. Tại Việt Nam, mức thu nhập trung bình của một lập trình viên cứng dao động từ khoảng 12,000 – 36,000 USD/năm (khoảng từ 250 triệu đến 750 triệu đồng/năm).

Lương của người có kinh nghiệm 3-4 năm có thể lên đến mức khoảng 15 – 20 triệu đồng. Có kinh nghiệm nhiều hơn, lương có thể lên đến 1.000 – 2.000 USD/tháng (khoảng 23 – 45 triệu đồng). Thậm chí, ở các công ty lớn, mức lương còn cao hơn. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD (khoảng gần 70 triệu đồng) hay 4.000 USD/tháng (khoảng 85 triệu đồng) là chuyện bình thường.

Phân biệt Kỹ thuật phần mềm và Công nghệ thông tin

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật phần mềm là một ngành chuyên sâu trong ngành Công nghệ thông tin. Nếu học ngành Công nghệ thông tin sẽ cho bạn biết về phương diện rộng của lĩnh vực nói chung, “tin học hóa” các quy trình, hệ thống sản xuất, hoặc ngay cả trong đời sống.

Còn Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về viết (develop), kiểm thử (test), hay thậm chí là bảo dưỡng (maintain) phần mềm. Hay dễ hiểu hơn ngành này sẽ giúp các bạn thiết kế nên những ứng dụng, website, phát triển game…

Bên cạnh đó, ngành Kỹ thuật phần mềm cũng sử dụng kiến thức của một số lĩnh vực khác như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, công thái học phần mềm và kỹ nghệ hệ thống.

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Kỹ sư phần mềm mô tả và viết hướng dẫn (lập trình) để máy tính có thể từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công, nhàm chán, các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giảm thiểu các sai sót.

Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển, dễ làm... giàu - Ảnh 2.

Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm.

Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: Quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc ở các vị trí công việc nào?

Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:

Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng… các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.

Một ngành học có thể tóm gọn bằng 3 chữ GIÀU: Giàu tiềm năng, giàu cơ hội phát triển, dễ làm... giàu - Ảnh 3.

Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…

Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin

Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.

Nhưng để theo đuổi ngành học này, bạn cần phải có những tố chất sau:

Thông minh, sáng tạo và tư duy logic.
Yêu thích toán, con số.
Có khả chịu được áp lực cao.
Yêu cầu tính chính xác cao trong công việc.
Kỹ năng làm việc nhóm.
Năng khiếu ngoại ngữ.

Học Kỹ thuật phần mềm ở đâu?

Một số trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm bạn có thể tham khảo:

Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Trường Đại học Bách Khoa
Học viện Bưu chính Viễn thông TP. HCM
Đại Học Công Nghiệp TP. HCM
Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM
Trường Đại học Văn Lang
Đại học Kinh tế TP. HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học FPT
Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trên thực tế, nhân lực ngành CNTT nói chung và Kỹ thuật phần mềm nói riêng ít khi bị thất nghiệp nhưng muốn phát triển cao hơn thì sinh viên phải liên tục nâng cấp bản thân mình. Tất cả các ngành đều có sự cạnh tranh, các doanh nghiệp đều có sự đào thải nếu không đáp ứng được công việc dù đã được tuyển dụng trước đó. Vì vậy, dù học ngành nào cũng phải có nỗ lực để vượt qua các sự đào thải này.


[ad_2]
Đọc bài gốc tại đây.
Hãy cập nhập Hội thảo giáo dục thường xuyên để đọc những tin tức mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng và và các tin tức về giáo dục mà bạn yêu thích.
Để lại bình luận của bạn