Năm lỗi phát âm tiếng Anh của học sinh Việt
Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, tác giả cuốn “Học kiểu Mỹ tại nhà” chỉ ra năm lỗi phát âm mà học sinh Việt Nam hay mắc phải.
Là giáo viên ESL (tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai) lâu năm tại Mỹ, hiện dạy tại học khu Gwinnett – Gwinnett County Public Schools, bang Georgia, tôi đã dạy nhiều thế hệ học trò gồm cả học sinh nhập cư (trong đó có học sinh Việt Nam). Tôi nhận thấy những lỗi mà người Việt hay mắc phải khi học tiếng Anh như sau:
Thứ nhất là bỏ không đọc âm cuối (dropping ending sounds). Ví dụ: two boy thay vì two boys, three box thay vì three boxes. Đây là lỗi phổ biến nhất.
Thứ hai là đọc nguyên âm dài thành nguyên âm ngắn. Ví dụ với từ beach, thay vì âm “e” dài, nhiều người đọc thành “e” ngắn và nghe như bitch; hay sheet thì đọc thành shit. Và như mọi người thấy mắc lỗi này là sai một ly đi một dặm vì nghĩa quá khác nhau, nhiều khi dẫn đến những thảm họa giao tiếp.
Thứ ba là đọc không liền mạch, luyến được, đọc kiểu ngắt quãng và rời rạc (choppy manner). Ví dụ từ elephant sẽ đọc thành “el e phant”, mỗi một âm tiết trong một từ sẽ được đọc thành một từ.
Thứ tư là hoán đổi sai những phụ âm. Ví dụ “b” thành “p” (boy thành poy), “ch” thành “sh” (cheap đọc thành sheep), “d” thành “j/y/z” (như dog đọc thành jog hay zog, “l” thành “r” (như lock đọc thành rock, “t” thành “s” (như top đọc thành stop).
Thứ năm là không đọc được âm hữu thanh (voiced sounds) như “th” trong the, that, khiến cho từ đó được pháp âm ra thành “za”, “zat”; hay âm vô thanh (unvoiced) như “th” trong thank, think thì đọc thành “tank” hoặc “sank” hay “tink” hoặc “sink”; âm “g” cứng như trong geology.
Ngoài ra, âm r-controlled vowels như “ir” trong bird, “er” trong mermaid, hay “ar” trong pearl, argue cũng là một âm rất khó với người Việt và học sinh ESL nói chung.
Nguyên nhân là tiếng Việt đơn âm tiết. Hơn nữa, trật tự cú pháp khác với tiếng Anh (như khi thêm số nhiều thì không thêm “s” hay “es” sau danh từ như trong tiếng Anh mà dùng từ riêng chỉ số nhiều).
Xin lưu ý là không chỉ người Việt hay mắc lỗi này mà cả những học sinh nói tiếng Tây Ban Nha cũng bị, do đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và Tây Ban Nha nhiều điểm giống nhau.
Chính vì những lỗi quên không đọc âm cuối (dropping ending sounds) hay đọc nguyên âm dài thành nguyên âm ngắn mà khi dạy cho học sinh ESL ở Mỹ, những giáo viên như tôi phải tìm cách sửa cho các em với nhiều cách, như đa dạng hoạt động học môn ngữ âm (học qua trò chơi, bài hát, thẻ nhớ…), ghép học sinh ESL với học sinh bản ngữ, giao thêm bài tập hay bài luyện. Nhưng cách phổ biến và hữu ích nhất cho các em là rèn, sửa trực tiếp qua hoạt động đọc theo nhóm nhỏ (small group reading and direct instruction).
Tùy theo lỗi phát âm nào mà thầy cô chọn tài liệu và hoạt động học phù hợp. Cuốn sách tôi hay dùng cho học sinh của mình là Student Reader của Wilson Reading System. Cuốn sách có nhiều cấp độ, bao gồm các loại bài luyện cho từng chủ đề của ngữ âm.
Ngoài ra, giáo viên dùng những tài liệu, sách về ngữ âm/phonics khác như: Phonics practice books, decodable stories, hay các web và app về phonics. Nghe hay đọc truyện online cũng là một cách luyện tập phát âm chuẩn.
Đinh Thu Hồng
[ad_2]
Đọc bài gốc tại đây.
Hãy cập nhập Hội thảo giáo dục thường xuyên để đọc những tin tức mới nhất về hội thảo, tuyển sinh, học bổng và và các tin tức về giáo dục mà bạn yêu thích.
Để lại bình luận của bạn
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.