5 ngành nghề “hot” của ngành Kinh doanh quốc tế

5 ngành nghề “hot” của ngành Kinh doanh quốc tế

Với mong muốn chia sẻ băn khoăn của các bạn, chúng tôi xin được tổng hợp top 5 ngành nghề dành cho sinh viên Kinh doanh quốc tế, được dự đoán là có nhu cầu nhân lực nhiều cao tại Việt Nam trong tương lai. 

1. Xuất nhập khẩu – ngành xã hội đang cần nhất trong giai đoạn hiện nay

Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng sẽ tạo cơ hội tốt cho nghề xuất nhập khẩu phát triển. Trên thực tế, từ năm 2016 với rất nhiều các hiệp định kinh tế được ký kết như hiệp định TPP, WTO… sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với nó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài ngày càng nhiều thì nghề xuất nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng.

2.  Ngành Logistic

Đi liền với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu ngày nay chính là sự đi lên của lĩnh vực logistic/ hậu cần, tiếp vận. Công việc của ngành logistic là xử lý quy trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Nhờ có sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc mua sắm trực tuyến, không phân biệt khoảng cách địa lý, đang ngày càng phổ biến, đòi hỏi sự phát triển của ngành logistic/ hậu cần hơn bao giờ hết.

3. Ngành Marketing

Cần thêm 15% chuyên gia quảng cáo và tiếp thị vào năm 2020 – đó là những gì các chuyên gia Trường Đại học Macquarie, Australia, dự đoán cho tương lai khi nói về ngành marketing. Sự bùng nổ của Google, Facebook,… đã khiến cho nhu cầu tiếp thị trực tuyến càng phát triển mạnh. Hiện nay, marketing giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Hiệu quả của hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng lớn từ marketing và nó còn chi phối cả hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

4.  Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh luôn là một trong những ngành hấp dẫn các bạn trẻ năng động, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Chưa bao giờ số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay. Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam đã có khoảng 20 vạn doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất phát triển.

5. Ngành Kinh doanh

“Khởi nghiệp” là cụm từ quá quen thuộc với mọi người trong những năm gần đây ở Việt Nam. Là một sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để tự mình đứng ra xây dựng một doanh nghiệp cho riêng mình. Nếu bạn là con người đam mê kinh doanh, bạn cảm thấy có năng khiếu kinh doanh, chỉ cần có ý tưởng hay, đừng ngần ngại, hãy bắt tay thực hiện ngay giấc mơ của mình.

Để lại bình luận của bạn